thu hẹp âm đạo viêm nhiễm phụ khoa viêm nội mạc tử cung

31/1/16

Ăn gì để phòng ngừa bệnh phụ khoa

 Bệnh phụ khoa ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống vợ chồng và thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Một số món ăn dưới đây có tác dụng rất tốt hỗ trợ cơ thể phòng chống bệnh.

Cân bằng và bình ổn nồng độ pH trong máu là điều rất quan trọng để phòng chống các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, vì nếu mất cân bằng vi khuẩn âm đạo sẽ dễ dàng sinh sôi, nảy nở. Âm đạo bình thường có rất nhiều vi trùng, nấm, ký sinh trùng. Trong đó có nhóm có lợi và nhóm có hại. Chúng cùng sinh sống hòa bình và cũng kiềm chế lẫn nhau. 

Khi môi trường âm đạo thay đổi theo hướng bất lợi, độ PH giảm, các loại nấm hại có cơ hội lấn át các vi sinh vật có lợi để gây bệnh cho âm đạo. Chính vì vậy, những món ăn dưới đây sẽ góp phần cân bằng môi trường trong cơ thể, hạn chế sự phát triển và lây lan của nấm.

1. Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C là chất chống oxy hóa hữu hiệu và có tác dụng rất tích cực trong việc tăng sức đề kháng trong cơ thể, ức chế sự phát triển của virus và vi khuẩn ra. Vitamin C giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm, trong đó có chứng viêm nhiễm âm đạo. Những thực phẩm giàu vitamin C là các loại trái cây có múi như cam, chanh, bưởi, rau xanh, ổi…
2. Thực phẩm giàu vitamin A

Những thực phẩm giàu beta carotene, một dạng của vitamin A tự nhiên, có thể giúp bạn phòng ngừa được nguy cơ viêm nhiễm, trong đó có viêm nhiễm âm đạo. Loại vitamin này có trong cá, dầu cá, đu đủ, cà rốt, các loại trái cây màu vàng.

3. Các sản phẩm làm từ đậu nành


Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành có tác dụng rất lớn trong việc bổ sung estrogen cho cơ thể. Cơ thể bị thiếu estrogen có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và tình dục. Ngược lại cung cấp estrogen cần thiết cho cơ thể giúp cơ quan sinh sản hoạt động và thực hiện tốt chức năng của nó, giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.

4. Thực phẩm giàu chất sắt

Hàng tháng, bạn mất đi một lượng máu không nhỏ trong thời kì kinh nguyệt, trong đó bao gồm cả chất sắt, điều đó góp phần tạo nên tình trạng thiếu máu. Thiếu máu lâu dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung, mà buồng trứng bị thiếu máu có thể làm chức năng của chúng bị suy giảm. Do đó, bạn phải thường xuyên ăn các loại thực phẩm như gan động vật, thịt có màu đỏ, rau xanh… Những người được xác định thiếu máu và các em gái tuổi dậy thì cần được bổ sung thêm sắt dưới dạng chế phẩm thuốc.
5. Tỏi

Trong tỏi có hợp chất allicin, chất tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa ức chế sự tăng trưởng của nấm candida trong âm đạo, từ đó giảm thiểu nguy cơ bị viêm âm đạo. Do đó, bạn nên ăn tỏi hàng ngày để tăng cường sức đề kháng nói chung và phòng bệnh nấm âm đạo hiệu quả.

6. Chuối


Chuối có tác dụng giảm các cơn đau bụng và các rắc rối thời kì kinh nguyệt vì chứa rất nhiều vitamin B6, kali. Do đó, ăn nhiều chuối giúp bạn giữ được sự điều hòa trong hệ thống sinh sản, điều hòa kinh nguyệt, phòng tránh các bệnh phụ khoa liên quan đến kinh nguyệt gây ra như lạc nội mạc tử cung, viêm âm đạo...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét